Quýt hồng kiểng lao đao trước giờ bán Tết

07:33:42 09/12/2019 trong Tin thị trường

Có hơn 50% quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp) vô chậu hay còn gọi là quýt hồng kiểng, không thể cho trái đúng dịp phục vụ thị trường Tết.
Hướng dẫn đăng ký tài khoản Remitano & Cách xác thực để mua bán BTC, ETH, USDT bằng tiền VNĐ - Blog Tỷ Giá
4.0 trên 393 đánh giá

Ông Lưu Văn Ràng - Tổ trưởng Tổ hợp tác quýt chậu xã Vĩnh Thới, địa phương chủ lực trong việc cung cấp quýt hồng Lai Vung vô chậu làm kiểng của huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, có hơn 50% số quýt hồng kiểng không thể tham gia thị trường hoa kiểng dịp Tết do không đậu trái, trái ít, thậm chí là chết cả cây.

Với vỏ màu vàng tươi, trái căng mọng, quýt hồng Lai Vung được nhiều người chọn làm trái cây trưng ngày Tết. Ảnh: LT

Với vỏ màu vàng tươi, trái căng mọng, quýt hồng Lai Vung được nhiều người chọn làm trái cây trưng ngày Tết. Ảnh: LT

Theo ông Ràng, có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do ảnh hưởng dịch bệnh. Cũng như nhiều diện tích quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung, năm nay quýt hồng vô chậu mắc bệnh vàng lá thối rễ, chết xanh trên cây có múi...

Do ảnh hưởng dịch bệnh, năm nay quýt chậu đậu rất ít trái. Ảnh: LT

Do ảnh hưởng dịch bệnh, năm nay quýt chậu đậu rất ít trái. Ảnh: LT

Thậm chí còn chết xanh. Ảnh: LT

Thậm chí còn chết xanh. Ảnh: LT

Dự báo, toàn huyện Lai Vung chỉ cung ứng cho thị trường Tết không hơn 1.000 chậu quýt hồng, nhưng chất lượng cũng không đẹp như các năm trước.

Được biết quýt hồng là loại trái cây đặc sản của huyện Lai Vung, chủ yếu phân bố tại các xã Long Hậu, Vĩnh Thới...

Quý hồng Lai Vung. Ảnh: LT

Quý hồng Lai Vung. Ảnh: LT

Với màu vàng tươi và trái căng mọng, quýt hồng được nhiều người Nam bộ thích mua sắm để trưng dịp Tết nên giá khá cao, bình quân 20-30 ngàn đồng/kg (tại vườn).

Mấy năm gần đây, từ sáng kiến và đi tiên phong của ông Lưu Văn Ràng trong việc đưa quýt hồng lên chậu, như cây kiểng nhưng vẫn đảm bảo có nhiều trái, màu đẹp, được nhiều cơ quan, doanh nghiệp mua về để trang trí nội thất dịp Tết.

Quýt hồng được đưa lên chậu. Ảnh: LT

Quýt hồng được đưa lên chậu. Ảnh: LT

Sau 2 năm chiết cành, trồng vào đất rồi đưa lên chậu, quýt kiểng được bán với giá bình quân 5 triệu đồng/chậu, tùy kích cỡ, lượng trái...

Thậm chí có chậu cho nhiều trái đẹp, giá lên đến trên 10 triệu đồng... đem lại lợi nhuận cao hơn so với quýt bán trái.

 

Thấy có hiệu quả, nhiều nhà vườn trồng quýt hồng ở Lai Vung làm theo. Tuy nhiên, do đây là công việc khó, vừa đòi hỏi công chăm sóc đặc biệt của nhà vườn giàu kinh nghiệm, tay nghề và đồng thời phải có kỹ năng của người rành về cây kiểng để tạo dáng cho cây nên số người thành công không nhiều. Thậm chí trong cùng chủ vườn, tỷ lệ đậu trái hàng năm cũng khác nhau.

Bình luận


Đọc thêm


Tin liên quan