Quản lý khủng hoảng doanh nghiệp trong thời đại mới
09:35:27 08/04/2020 Blog Tỷ Giá trong Tin kinh doanh
Thế giới đã bước vào một giai đoạn kinh tê mới. Nền kinh tê của các quốc gia được liên kết mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau. Thương mại được kiểm soát bởi các luồng thông tin di chuyển với tốc độ ánh sáng thông qua mạng Internet và điện thoại di động. Giai đoạn mới này mang lại các lợi ích tuyệt vời giúp giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ sản xuất cũng như tăng tốc công đoạn giao hàng và cung cấp dịch vụ. Nhưng nó cùng mang đến các mặt trái, một trong số đó là làm tăng đáng kể mức độ rủi ro và sự bấp bênh mà các nhà sản xuất và người tiêu dùng phải đối mặt. Một sự kiện hoặc một thay đổi về hoàn cảnh của một đất nước - dù là sự thất bại của ngân hàng, sập sàn chứng khoán, thị trường bất động sản sụp đổ, ám sát chính trị hay khủng hoảng tiền tệ - đều có thể lan sang nhiều quốc gia khác và tạo ra hỗn loạn trên diện rộng, khiến toàn bộ hệ thống quay cuồng trong những hệ quả hoàn toàn không thể đoán định trước.
Giao hàng không đúng hẹn, các ngân hàng ngừng cho vay và bắt đầu yêu cầu hoàn trả, nhà tuyển dụng cắt giảm nhân sự, và nền kinh tê bắt đầu rơi vào vòng xoắn ốc đi xuống. Các công ty đưa ra quyết định một cách thận trọng hơn. Họ tạm dừng phát triển sản phẩm mới, cắt giảm ngân sách tiếp thị và quảng cáo. Sự thận trọng dẫn tới các hành động thu hẹp quy mô, tập trung vào việc tồn tại trong ngắn hạn và ngừng đầu tư dài hạn. Nhà kinh tê học vĩ đại John Maynard Keynes nhận xét rằng xét về lâu dài, tất cả chúng ta đều sẽ chết.
Tình cảnh cuối cùng cũng chạm đáy, sau một loạt các vụ phá sản của ngân hàng, tịch thu nhà cửa, thất nghiệp và mất thu nhập. Bằng một cách nào đó, các nhu cầu cơ bản và hành động của chính phủ đã giúp giảm thiểu sự mất mát và khiến mọi thứ dần khả quan hơn. Sự hỗn loạn và bi quan được thay thê bằng trạng thái ổn định và tự tin được khôi phục. Đặt cược rằng sự phục hồi sẽ diễn ra, một vài công ty tìm kiếm các cơ hội gia tăng và các khoản đầu tư. Tất cả nghe như một chu kỳ kinh tê kinh điển với lúc thăng lúc trầm, nơi mà sự phát triển quá mức được nối tiếp bởi sự thu hẹp đầu tư, trước khi trở về trạng thái bình thường.
Nhưng kể cả khi nền kinh tê bình thường trở lại, sự bình thường vẫn không được phục hồi ở mọi ngành nghề, mọi thị trường hay mọi công ty. Sự siêu cạnh tranh vẫn diễn ra liên tục và không ngừng nghỉ trong các giai đoạn bình ổn. Nền công nghiệp ô tô của Mỹ ngày nay đang phải hứng chịu cơn bão chăm sóc sức khỏe với chi phí cao ngất và nghĩa vụ lương hưu khổng lồ, đi kèm với nhu cầu sụt giảm đối với mặt hàng ô tô. Suốt hàng thập kỷ nay, người ta đã đánh giá ô tô Mỹ không được hấp dẫn như sản phẩm của các đối thủ nước ngoài. Ngành hàng không có dấu hiệu thừa cung quá mức và việc hợp nhất hơn nữa rất có khả năng xảy ra. Kê’ cả không có khủng hoảng tài chính toàn cầu, những giai đoạn hỗn loạn vần có thể xuất hiện đối với một số ngành công nghiệp và tổ chức nhất định.
Sự bất ổn luôn làm gia tăng rủi ro và bấp bênh. Rủi ro là từ được sử dụng để mô tả sự không chắc chắn có thể ước tính và có thể mua bảo hiểm. Tuy nhiên, luôn có những thứ không có bảo hiểm rủi ro, chúng là những bấp bênh thực tê mà những nhà hoạch định của công ty phải đối mặt. Thay vì tìm cách tối đa hóa lợi nhuận trước bối cảnh có quá nhiều bấp bênh, các công ty có thể phải đưa ra các quyết định để giảm thiểu tối đa rủi ro, để nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, họ vẫn sẽ sống sót.
Hội đồng Tình báo Quốc gia, vào tháng 11 năm 2008, đã công bố một báo cáo với tiêu đề Xu hướng toàn cầu 2025: Một thê giới biến đổi. Mục đích của báo cáo này là thúc đẩy tư duy chiến lược về tương lai, bằng cách xác định các xu hướng chính, các yếu tố thúc đẩy xu hướng, chúng tác động tới những lĩnh vực nào và chúng liên quan tới nhau ra sao. Báo cáo đã sử dụng một số tình huống để minh họa những cách mà các yếu tố được phân tích trong báo cáo có thể tạo ra các thách thức và cơ hội cho những người ra quyết định và lãnh đạo doanh nghiệp tương lai (ví dụ: toàn cầu hóa, nhân khẩu học, sự trỗi dậy của các thê lực mới, sự suy sụp của các thể chê quốc tế, biến đổi khí hậu và địa chính trị năng lượng). Xu hướng toàn cầu 2025 không phải là một dự đoán về những gì sẽ xảy ra trong tương lai, nó là bản mô tả những yếu tố và các sự phát triển có khả năng định hình các sự kiện thê giới.1
Việc đọc bản báo cáo sẽ càng củng cố thêm quan điểm rằng trong tương lai gần, thê giới sẽ đối mặt với hàng loạt sự gián đoạn, nhiễu động, hỗn loạn và bạo lực. Những yếu tố này sẽ tác động đến việc kinh doanh trên toàn cầu theo những cách trực tiếp và gián tiếp, tạo ra một môi trường mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đối phó nếu họ muốn công ty mình tồn tại lâu dài.
Một ví dụ là trường hợp xảy ra ở Ân Độ trong vòng ba ngày kinh hoàng vào cuối tháng 11 năm 2008, khi các chiến binh Hồi giáo có vũ trang tiến hành một cuộc tấn công qua đêm vào Mumbai từ nhiều hướng. Mumbai là thủ phủ kinh tế của Ấn Độ với số lượng dân số lên đến hơn 18 triệu người. Sự táo bạo và quy mô của cuộc tấn công khiến nhiều người phải bàng hoàng. Các băng nhóm gồm những thanh niên được vũ trang đầy đủ đã tấn công hai khách sạn hạng sang, một nhà hàng, một nhà ga xe lửa, một trung tâm của người Do Thái và ít nhất một bệnh viện. Tiếng súng và âm thanh từ các vụ nổ vang khắp Mumbai với 179 người bị thiệt mạng và hơn 300 người bị thương, bao gồm một số người nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản và Anh, trong đó có cả cảnh sát trưởng đội chống khủng bố của Mumbai, số người bị bắt làm con tin bên trong một khách sạn lên đến 100 người, bao gồm cả một số du khách người Mỹ và Anh.2
Các cuộc tấn công dường như đã làm gia tăng căng thẳng trong một vùng vốn tồn tại nhiều bất ổn. Là một trong những quốc gia thuộc nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ân Độ và Trung Quốc, một thuật ngữ được đặt ra vào năm 2001 bởi người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Goldman Sachs, ông Jim O’Neill), Ấn Độ đang trên đà bứt ra khỏi sự đình trệ kinh tế sau hàng thập kỷ trước khi bị khủng bố tấn công. Ấn Độ không còn lạ gì với các cuộc tấn công khủng bố trong vài năm gần đây, nhưng đã phục hồi đủ để duy trì đà tăng trưởng kinh tế.
Nhưng thật đáng tiếc, khi thế giới trở nên toàn cầu hóa như ngày nay
thì nó cũng gắn liền với sự mong manh có tính liên kết, điều này khiến tin tức về sự hỗn loạn bị lan truyền một cách chóng mặt và tức thời xuyên suốt mạng lưới thông tin toàn cầu, làm Ân Độ và thậm chí là toàn bộ vùng lân cận ở châu Á có thể bị trượt dốc. Suy cho cùng, các công ty nước ngoài rất dè dặt bố trí nhân viên và rót tiền đầu tư của mình vào nơi nguy hiểm.
Bình luận
Đọc thêm
Tin liên quan

Làm gì để Hệ thống Quản Lý trở nên bền bỉ
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Danh Sách Các Sở Giao Dịch Vàng
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Phương Thức Vay Vàng của các Doanh Nghiệp
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá
Giải mã bí mật Đầu Tư Vàng - Phần 2 : Tinh Luyện Vàng
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Giải mã bí mật Đầu Tư Vàng - Phần 1 : Khai Thác Vàng trên thế giới
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Bí ẩn của Bitcoin và Bật Mí Cách Làm giàu từ Bitcoin
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Các dự án điện mặt trời trên lòng hồ Trị An: Lo lắng tác động xấu đến môi trường
10/10/19 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá