Lạm phát là gì ? Nguyên nhân gây lạm phát
23:10:39 30/06/2020 Blog Tỷ Giá trong Tin kinh doanh
Mục lục [Ẩn]
- 1. Khái niệm lạm Phát:
- 2. Các loại lạm phát:
- 3. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
- Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát là hiện tượng gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát diễn ra trong một thời gian dài và liên tục, không phải là một sự biến đổi giá ngẫu nhiên. Chính vì thế, lạm phát còn làm giảm sức mua của đồng tiền trong nền kinh tế đó.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
- Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
- Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
- Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
- Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
- 4. Lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
- 5. Những biện pháp kiểm soát lạm phát:
Lạm phát được hiểu là sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế. Tuy nhiên các nhà kinh tế thích đo lường bằng những chỉ số cụ thể hơn, đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh thu nhập quốc dân. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát nếu không biết cách kiểm soát kịp thời sẽ làm cho cả nền kinh tế của một đất nước bị suy thoái và khủng hoảng nghiêm trọng.
1. Khái niệm lạm Phát:
Lạm phát là hiện tượng gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát diễn ra trong một thời gian dài và liên tục, không phải là một sự biến đổi giá ngẫu nhiên. Chính vì thế, lạm phát còn làm giảm sức mua của đồng tiền trong nền kinh tế đó.
2. Các loại lạm phát:
-
Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra với tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn… Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
-
Lạm phát phi mã: lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế , các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
-
Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xẩy ra.
3. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
-
Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát là hiện tượng gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Lạm phát diễn ra trong một thời gian dài và liên tục, không phải là một sự biến đổi giá ngẫu nhiên. Chính vì thế, lạm phát còn làm giảm sức mua của đồng tiền trong nền kinh tế đó.
-
Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.
-
Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa” cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động.
-
Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
-
Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.
-
Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.
-
Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.
4. Lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
Lạm phát cũng có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế.
-
Lợi ích tích cực: Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
-
Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
-
Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy nhiên, đây là công việc khó và đầy mạo hiểm nếu không chủ động thì sẽ gây nên hậu quả xấu.
-
Ảnh hưởng lớn nhất của lạm phát là lãi suất: Khi lạm phát tăng, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng theo. Theo cơ chế thị trường sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Khi lạm phát tăng, giá cả hàng hóa tăng nhưng thu nhập lại không tăng thì sẽ làm giảm giá trị thu nhập thực của người lao động. Ngoài ra, lạm phát còn ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kinh tế của nhà nước và các khoản nợ nước ngoài. Phải luôn kiểm soát tốc độ tăng trưởng của lạm phát để điều chỉnh cho hợp lý, tránh cho nền kinh tế chịu nhiều tác động xấu.
-
Những tác động của lạm phát làm thay đổi thuế, nên lạm phát càng cao thì càng có xu hướng làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người. Mà tiết kiệm trong nền kinh tế chính là nguồn của đầu tư và đầu tư chính là bộ phận tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn. Vì vậy, khi lạm phát làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản tiết kiệm, nó có xu hướng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
-
Tác hại đặc biệt của lạm phát không dự kiến: tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện. Lạm phát bất ngờ phân phối lại của cải giữa các thành viên trong xã hội không theo công lao và nhu cầu của họ. Sự phân phối này xảy ra vì trong nền kinh tế có rất nhiều khoản vay được tính bằng đơn vị tính toán là tiền. Khi giá cả thay đổi không đoán trước được nó sẽ phân phối lại của cải giữa người đi vay và người cho vay. Nếu lạm phát có thể dự đoán trước được thì người đi vay và người cho vay đã tính đến lạm phát khi đưa ra lãi suất danh nghĩa
5. Những biện pháp kiểm soát lạm phát:
-
Điều hành chính sách tiền tệ
Là chính sách vĩ mô, trong đó, ngân hàng trung ương (NHTW) thông qua các công cụ của mình thực hiện kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu:
(i) Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua của nội tệ;
(ii) Ổn định sức mua đối ngoại của đồng nội tệ;
(iii) Tăng trưởng kinh tế;
(iv) Tạo công ăn việc làm.
Ngày nay, chính sách tiền tệ (CSTT) thường chủ yếu hướng vào kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị của đồng nội tệ và NHTW chủ yếu thực thi CSTT bằng cách đặt ra một mục tiêu cho lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và điều chỉnh lượng cung tiền của NHTW. Để giảm thiểu tối đa rủi ro trên bảng cân đối của NHTW, tất cả các nghiệp vụ cung cấp thanh khoản được diễn ra dưới hình thức các giao dịch đối ứng trên cơ sở các tài sản thế chấp đủ tiêu chuẩn.
Khi NHTW can thiệp qua nghiệp vụ thị trường mở bằng cách bơm thêm tiền vào nền kinh tế (mua vào các giấy tờ có giá), thì mục tiêu của NHTW là nhằm hạ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng nhưng điều này là không chắc chắn bởi nó hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu ứng tính lỏng, hiệu ứng giá cả và hiệu ứng thu nhập thì loại hiệu ứng nào có tính trội. Nếu như hiệu ứng tính lỏng là hiệu ứng trội so với 2 loại hiệu ứng khác thì với việc NHTW mua vào các công cụ nợ sẽ giúp hạ lãi suất thị trường, nhưng nếu như hiệu ứng giá và hiệu ứng thu nhập có tính trội thì với việc NHTW mua vào các công cụ nợ sẽ làm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên, gia tăng lạm phát.
-
Điều hành chính sách tài khóa
Là công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô được sử dụng để huy động, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia. Công cụ của CSTK bao gồm: Thuế; chi tiêu ngân sách; vay nợ chính phủ. Mỗi công cụ này có những cơ chế tác động khác nhau đến các hoạt động kinh tế - xã hội và vì vậy, việc sử dụng những công cụ nào hoàn toàn tùy thuộc vào bối cảnh và điều kiện kinh tế của mỗi nước trong từng thời kỳ.
Khi nền kinh tế có biểu hiện suy thoái, thiếu hụt về tổng cầu, Chính phủ thường áp dụng CSTK mở rộng. Công cụ để thực hiện CSTK mở rộng chủ yếu là giảm thuế và tăng chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, nếu như Chính phủ thực hiện song hành việc tăng chi ngân sách và giảm thuế thì có thể dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, CSTK mở rộng còn được gọi là CSTK bội chi.
Khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát gia tăng, nguy cơ tác động xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội, thì Chính phủ có thể sử dụng CSTK thắt chặt. Công cụ để thực hiện thắt chặt CSTK chủ yếu thông qua việc giảm chi ngân sách, giảm vay nợ và tăng thuế. Mặc dù, CSTK tác động trực tiếp đến thành phần của tổng cầu (thông qua hạng mục chi tiêu Chính phủ G), qua đó, tác động đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô (chủ yếu là tăng trưởng kinh tế), nhưng do CSTK phải tuân thủ những quy trình khá phức tạp, tốn thời gian, vì vậy, CSTK cũng có “độ trễ.
Khi CSTK mở rộng khó kiểm soát dẫn tới thâm hụt ngân sách gia tăng thì để cân bằng ngân sách thường Chính phủ sử dụng nguồn in tiền để tài trợ thâm hụt này. Lạm phát sẽ càng tăng cao khi xu hướng tiêu dùng biên trong dân chúng lớn. Hơn nữa, khi Chính phủ không cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để giảm bội chi ngân sách và nợ công, thì các hộ gia đình không chịu áp lực về cắt giảm tiêu dùng, ngược lại, sẽ vẫn tiếp tục tiêu dùng cao, làm tăng thêm sức ép lên giá cả.
Bình luận
Đọc thêm
Tin liên quan

Paypal là gì ? Cách sử dụng Paypal để thanh toán và các câu hỏi thường gặp về Paypal
28/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Zipcode là gì ? Zipcode của các tỉnh thành phố
28/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Sendo là gì ? Cách mua hàng trên Sendo
26/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Shopee là gì ? Cách mua hàng trên Shopee
26/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Ví viettel pay là gì ? Cách sử dụng Viettelpay
21/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Ví Airpay là gì và cách sử dụng ví Airpay hiệu quả nhất
21/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Ví điện tử Momo là gì ? Hướng dẫn sử dụng ví Momo
21/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Thẻ tín dụng là gì? Khi nào nên sử dụng thẻ tín dụng?
21/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Ví điện tử là gì ? ví điện tử đang hot hiện nay
16/06/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá
Thực hiện triển khai tiến hành một dự án thực tế như thế nào
08/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá