Điều kiện và Mức Hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2020. Một số câu hỏi về Hưởng trợ cấp thất nghiệp

22:52:40 23/07/2020 trong Tin kinh doanh

Phụ nữ khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản, người già khi về hưu thì được hưởng lương hưu. Vậy những người đang trong độ tuổi lao động khi họ không có công ăn việc làm thì học có bảo hiểm gì không? Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay những quy định về nó như thế nào?
Hướng dẫn đăng ký tài khoản Remitano & Cách xác thực để mua bán BTC, ETH, USDT bằng tiền VNĐ - Blog Tỷ Giá
4.0 trên 393 đánh giá

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu nhé.

1. Khái niệm trợ cấp thất nghiệp  

Là trợ cấp từ chương trình bảo hiểm thất nghiệp, được lập ra từ các khoản thuế đánh vào tiền lương. Để được quyền trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng một số điều kiện về thời gian lao động và các điều kiện khác, ví dụ phải sẵn sàng lao động, có khả năng lao động, v,v...Tỷ lệ trợ cấp thất nghiệp ở các nước và các bang trong một nước (chẳng hạn ở Mỹ) không giống nhau, nhưng nhìn chung thấp hơn mức lương nhận được trước khi thất nghiệp. 

2. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 49, Mục 3 của Luật Việc Làm, người lao động sẽ được nhận BHTN nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1.Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a)  Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b)  Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a)  Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b)  Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c)  Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d)  Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

3. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:
 
Mức hưởng hàng tháng  = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp  x 60% 
 
Lưu ý:
  • Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

4. Cách tính số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2020 được tính như sau:
* Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
  • Từ 01/01/2020, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng.
  • Từ 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 1,6 triệu đồng/tháng = 8 triệu đồng/tháng.
* Đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng I là 4,42 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 4,42 triệu đồng/tháng = 22,1 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng II là 3,92 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,92 triệu đồng/tháng = 19,6 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng III là 3,43 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,43 triệu đồng/tháng = 17,15 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương tối thiểu vùng của vùng IV là 3,07 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa là 5 x 3,07 triệu đồng/tháng = 15,35 triệu đồng/tháng.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Ví dụ:
Chị A đóng bảo hiểm thất nghiệp được 54 tháng với mức lương bình quân 06 tháng cuối cùng là 06 triệu đồng/tháng.
Thời gian được hưởng bảo hiểm thất nghiệp của ông A như sau:
- 36 tháng đầu tiên, ông A được hưởng 03 tháng trợ cấp.
- 12 tháng tiếp theo, ông A được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp.
- 06 tháng dư còn lại, ông A sẽ được cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.
Như vậy, Chị A sẽ được hưởng 06 tháng trợ cấp thất nghiệp và mức hưởng mỗi tháng sẽ là 6 triệu đồng/tháng x 60% = 3,6 triệu đồng/tháng.

5. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định của bảo hiểm thất nghiệp, người lao động sẽ được hưởng 4 quyền lợi chính sau: 
  • Hưởng trợ cấp thất nghiệp. 
  • Hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ học nghề. 
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.

6. Một số câu hỏi thường gặp

  • Bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản: Tôi được Công ty đóng bảo hiểm 8 tháng, sau đó nghỉ thai sản 6 tháng nhưng tôi không thể đi làm lại được và đã xin Công ty cho nghỉ việc. Vậy xin hỏi tôi có được nhận trợ cấp thất nghiệp không?
    • Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn, hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Trường hợp của bạn không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp do không đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng theo quy định nêu trên. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian có đóng bảo hiểm thất nghiệp.
  • Tôi đi làm đã 8 năm, theo luật tôi tìm hiểu và biết thì tôi lãnh đc 8 tháng bảo hiểm thất nghiệp. Cho hỏi nếu tôi làm hồ sơ lãnh và đc lãnh 3 tháng bhtn thì tôi có việc làm mới thì ko lãnh nữa. Vậy thì 5 tháng bhtn của tôi có đc bảo lưu cho lần lãnh sau ko? 
    • Nếu được hưởng 8 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó lãnh được 3 tháng thì có việc làm mới. Như vậy, cần mang ngay Hợp đồng lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm (trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày có việc làm mới) để làm thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo lưu lại 5 tháng trợ cấp thất nghiệp chưa hưởng (tương đương với 5 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp). Nếu quá thời hạn 3 ngày mà không đến làm thủ tục chấm dứt thì sẽ không được bảo lưu 5 năm bảo hiểm thất nghiệp đã đóng. (Theo quy định mới nhất tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP, ngày 29/5/2020. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/7/2020).
  • Mình đóng bảo hiểm công ty cũ từ tháng 6/2018 và đến hết tháng 1/2020 và mình đi xin việc công ty khác và được đóng bảo hiểm vào tháng 4/2020 vậy mình có được tính cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm không quãng thời gian tháng 2 .. 3 mình không đóng bảo hiểm kia mình có bị ảnh hưởng gì đến việc sau này hưởng BHTN không
    • Căn cứ vào Khoản 1 Điều 45 của Luật Việc làm năm 2013 có quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: “Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp”. Như vậy, trường hợp của bạn vẫn được cộng dồn thời gian đóng và không ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp sau này.
  • Không bị thất nghiệp bao giờ thì sau này lấy trợ cấp thất nghiệp có được hoàn trả không?
    • Khi bạn không bị thất nghiệp thì không cần phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Hồ sơ thất nghiệp chỉ được ký kết khi bạn đang trong tình trạng thất nghiệp

7. Trong dịch covid-19 rất nhều người lao động trong tình trạng thất nghiệp vậy họ sẽ được hưởng những quyền lợi gì?

Trong bối cảnh tác động của dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt là du lịch, vận tải, bán lẻ, ngoại thương, đầu tư và cả tài chính - ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp bị thu hẹp các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các ngành dệt may và da giày, ngành nông sản, dịch vụ du lịch và bán lẻ… dẫn đến việc làm của một bộ phận người lao động bị cắt giảm việc làm.
Chính sách BHTN là một chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp người lao động đảm bảo phần nào đời sống của bản thân và gia đình sau khi thất nghiệp, góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước.
  • Người thất nghiệp được hưởng 4 chế độ hỗ trợ: Trợ cấp thất nghiệp hằng tháng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định với mức hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc (có khống chế mức hưởng tối đa), thời gian hưởng phụ thuộc vào thời gian tham gia BHTN, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí đơn vị sử dụng lao động do dịch bệnh Covid-19 mà buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh thì được hỗ trợ kinh phí đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động 
  • Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bình luận


Đọc thêm


Tin liên quan

Chế độ thai sản mới nhất năm 2020

Chế độ thai sản mới nhất năm 2020

23/07/20 trong - Tin kinh doanh

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là gì?

21/07/20 trong - Tin kinh doanh

Vì sao Usd tăng thì vàng giảm và ngược lại

Vì sao Usd tăng thì vàng giảm và ngược lại

18/07/20 trong - Tin kinh doanh