Cách thức triển khai một dự án như thế nào
10:11:00 08/04/2020 Blog Tỷ Giá trong Tin kinh doanh
Trong giai đoạn triển khai, bạn sẽ tập hợp đội ngũ lại với nhau.
Các mốc thời gian ước tính trở thành lịch trình. Dự toán chi phí trở thành ngân sách. Bạn sẽ tập hợp các nguồn lực. Bạn nhận cam kết và tuân thủ theo chúng.
Tập hợp đội ngũ
Nhiệm vụ đầu tiên của bạn trong giai đoạn này là đánh giá các kỹ năng cần thiết cho dự án để chọn đúng người tham gia. Đánh giá này trực tiếp bắt nguồn từ cấu trúc Phân rã công việc mà bạn đã lập trong giai đoạn hoạch định, trong đó bạn đã ước đoán chính xác nhất các nhiệm vụ và hoạt động cần thiết. Có thể bạn cần mời thêm người sở hữu các kỹ năng nhất định - dù là nhân viên tạm thời hay nhân viên từ các bộ phận khác của công ty. Đừng quên dự kiến lượng thời gian và tiền bạc để đào tạo, lấp đầy những khoảng trống mà bạn không thể bù đắp với nguồn nhân lực hiện tại.
Lập kê hoạch phân công công việc
Nêu đã xây dựng xong đội ngũ của mình, có lẽ bạn cũng đã quyết định được ai sẽ làm gì. Hoặc nếu bạn tiếp nhận lại một đội ngũ nhưng đã từng làm việc với các thành viên này trước đây, bạn vẫn có thể tự phân công công việc. Tuy nhiên, nếu phải phân công cho một nhóm xa lạ, hãy liệt kê những người
trong nhóm, các kỹ năng cần thiết và trao đổi với mỗi thành viên về bộ kỹ năng của riêng họ trước khi giao việc. Phương pháp này sẽ mở đầu cho quá trình giao tiếp và sự gắn kết trong nhóm, ví dụ, nếu dự án cần một kỹ năng mà không ai trong nhóm sở hữu, các thành viên có thể biết ai đó có kỹ năng này hoặc có thể họ sẽ muốn được đào tạo.
Rõ ràng, bạn không thể tự làm mọi việc, ngay cả khi bạn muốn thế. Sau khi quyết định mình sẽ phân công nhiệm vụ cho thành viên như thế nào, hãy cung cấp cho mỗi người những thông tin và nguồn lực cần thiết, rồi để thành viên tự làm việc của mình. Khi dự án diễn ra, bạn có thể ủy thác thêm nhiều nhiệm vụ cho họ hơn dự kiến ban đầu. Hãy linh hoạt, nhưng đừng quên rằng bạn, người quản lý dự án, chính là người sẽ chịu trách nhiệm về kết quả.
Lập lịch trinh
Sẽ rất tốt nếu bạn có thể tổng hợp lại những việc cần làm và nói: “Với nguồn lực hiện có, chúng tôi sẽ cần bấy nhiêu đây thời gian” - và nhận được chính xác những gì mình yêu cầu. Nhưng thực tê là hầu hết các dự án đều có ngày bắt đầu và kết thúc cố định, bất kể nguồn lực sẵn có ra sao.
Đê’ lập một lịch trình sát với thực tê trong phạm vi các ràng buộc trên, hãy đi ngược từ các hạn chót bắt buộc mà bạn đã biết - tức những cột mốc không thể thay đổi - để xem khi nào bạn cần sẵn sàng cho thấy kết quả. ví dụ, nếu bạn phải chuẩn bị một báo cáo thường niên cho cuộc họp cổ đông và biết rằng nhà in phải mất hai tuần mới xong, thì mọi công tác mỹ thuật và sao in báo cáo phải sẵn sàng được gửi đến nhà in vào hai tuần trước cuộc họp.
Tùy theo độ phức tạp của dự án, bạn cũng có thể dựa vào các công cụ như Phương pháp Đường găng (Critical Path Method), Biểu đồ Đánh giá Hiệu suất và Xem xét Kỹ thuật PERT (Performance Evaluation and Review Technique) để sắp xếp trình tự các nhiệm vụ và Biểu đồ Gantt để sắp xếp thời gian và thời lượng. Bạn sẽ học cách sử dụng các công cụ trên ở những phần sau trong cẩm nang này. còn bây giờ, hãy ghi nhớ quy tắc “lập lịch trình ngược” và những bước cơ bản sau:
- sử dụng Cấu trúc Phân rã công việc hoặc một đề cương tương tự để lập danh sách các hoạt động hoặc nhiệm vụ, sau đó phác sơ trình tự của chúng bằng cách xác định những hoạt động nào là chủ chốt để đạt kết quả cuối cùng như mong đợi;
- Đặt cho mỗi nhiệm vụ một kết quả mong đợi - ví dụ: “soạn các câu hỏi khảo sát sơ bộ”;
- Dùng kết quả mong đợi để lập nên một lịch trình với các hạn chót thực tế;
- Xác định những điểm tắc có thể ảnh hưởng xấu đến lịch trình;
- Xác định cách loại bỏ những điểm tắc hoặc tăng thêm thời gian xử lý chúng;
- Thiết lập hệ thống kiểm soát và liên lạc để cập nhật và điều chỉnh lịch trình;
- Duy trì sự tham gia của mọi bên liên quan và thông tin cho họ về tiến độ của dự án, cũng như bất kỳ sự điều chỉnh nào trong lịch trình.
Tổ chức cuộc họp triển khai
Ngay sau khi chọn thành viên đội ngũ và lập lịch trình xong, hãy triệu tập mọi người tham gia cuộc họp triển khai. Hãy trình bày kê hoạch và các mục tiêu với cả nhóm càng chi tiết càng tốt, đồng thời đánh giá khung thời gian đề xuất. Hãy làm rõ vai trò và trách nhiệm của từng người.
Hãy khuyên khích mọi người chỉ ra những vấn đề có thể xảy ra và
những điểm có thể cải thiện. Hãy nghiêm túc tiếp thu mọi đề xuất - đặc biệt trong các lĩnh vực mà những thành viên khác có nhiều kinh nghiệm hơn bạn - và điều chỉnh con số ước tính cũng như hoạt động sao cho phù hợp.
Lập ngân sách
Câu hỏi đầu tiên khi lập ngân sách là: “Bạn cần làm gì để thực sự bắt tay vào công việc?” Đê’ xác định chi phí, hãy phân nhỏ dự án thành những hạng mục sau:
- Nhân sự. Bạn đã tính đến mọi chi phí - cả chi phí hiện tại lẫn chi phí bổ sung - cho nhân viên và các nhân sự thời vụ chưa? (Đây thường là phần lớn nhất trong ngân sách).
- Di chuyển. Tất cả mọi người đều có mặt tại công ty, hay có nhân viên nào sẽ chuyển đến từ nơi khác?
- Huấn luyện đào tạo. Mọi người có biết cách sử dụng tất cả các thiết bị và phần mềm cần thiết không? Các thành viên trong nhóm có sở hữu đủ kỹ năng cần thiết không? Việc đào tạo có đòi hỏi phải di chuyển nhiều không? Bạn có cần dạy cho người sử dụng cách vận dụng dự án của bạn sau khi nó hoàn thành không?
- Trang thiết bị. Nhóm bạn có cần gì khác ngoài các máy tính và phần mềm thông thường không?
- Không gian. Mọi người có phải sắp xếp lại chỗ làm việc không? Chỗ mới cần diện tích bao nhiêu và chi phí ra sao? có phải tốn chi phí bảo dường thường xuyên không?
- Nghiên cứu. Bạn có phải mua các nghiên cứu hoặc dữ liệu để hỗ trợ cho dự án không? Nhóm của bạn phải tự thực hiện bao nhiêu nghiên cứu? với chi phí bao nhiêu?
- Chi phí vốn. Bạn cần trang thiết bị hay dạng nâng cấp kỹ thuật đắt tiền nào để thực hiện công việc? Chi phí vốn có hoàn lại được không? Nêu có thì thê nào?
- Chi phí chung. Chi phí chung dự kiến của bạn là bao nhiêu? Con số đó có khớp với tỷ lệ phần trăm định mức dành cho chi phí chung của công ty bạn không?
Sau khi nhập số liệu từ những hạng mục chuẩn trên vào ngân sách, hãy hỏi một cố vấn đáng tin cậy xem bạn có quên gì không. Hay bạn có bỏ qua phí bảo hiểm, phí giấy phép hay phí hỗ trợ kê toán và pháp lý?
Một khoản ngân sách, dù được lên kê hoạch kỹ lưỡng đến đâu, cũng chỉ là dự toán tốt nhất của bạn. Hãy lường trước rằng con số thực tê có thể chệch khỏi dự toán ban đầu và hãy linh hoạt hết mức có thể trong giới hạn thời gian, yêu cầu về chất lượng và tổng số tiền có sẵn.
Bình luận
Đọc thêm
Tin liên quan
Lập Kế Hoạch Lộ Trình Cho Một Dự Án như thế nào
08/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Quản lý khủng hoảng doanh nghiệp trong thời đại mới
08/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Làm gì để Hệ thống Quản Lý trở nên bền bỉ
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Danh Sách Các Sở Giao Dịch Vàng
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Phương Thức Vay Vàng của các Doanh Nghiệp
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá
Giải mã bí mật Đầu Tư Vàng - Phần 2 : Tinh Luyện Vàng
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Giải mã bí mật Đầu Tư Vàng - Phần 1 : Khai Thác Vàng trên thế giới
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Bí ẩn của Bitcoin và Bật Mí Cách Làm giàu từ Bitcoin
07/04/20 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá

Các dự án điện mặt trời trên lòng hồ Trị An: Lo lắng tác động xấu đến môi trường
10/10/19 trong - Tin kinh doanh Blog Tỷ Giá